#Single Combo 1

Xem thêm

#Single combo 2

Xem thêm

#Couple combo

Xem thêm

#Triple combo

Xem thêm

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Bánh Cannoli

Nguyên liệu:

Phần vỏ:
- 450g bột mì
- 65g bơ
- 8g đường
- 5g muối, 5g bột quế
- 30ml giấm
- 30ml nước
- 1 quả trứng
Phần kem:
- 500ml kem half and half (có thể thay thế bằng heavy cream)
- 100g chocolate chips
- 100g đường bột
- 100g bột ngô
- 1 que quế (tùy ý)

Cách làm:


Bước 1:- Đầu tiên, bạn trộn bột mì, đường quế, muối vào trong một tô lớn.
Bước 2:
- Thêm trứng gà, giấm, nước vào hỗn hợp bột, trộn đều đến khi bột được thành một khối mịn, không dính tay.
Bước 3:
- Bọc bột lại và ủ trong tủ lạnh ít nhất là 30 phút.
Bước 4:
- Sau khi bột đã đủ độ lạnh cần thiết, bạn mang ra rồi cán mỏng khoảng 3mm.
Bước 5:
- Cắt bột thành những vòng tròn khoảng 12 cm. Nếu không có dụng cụ cắt, bạn có thể dùng miệng ly hoặc miệng bát nhỏ đều được.
- Sau đó quấn bột vào những ống kim loại như thế này. Bạn có thể tìm mua các ống tạo hình bánh ở cửa hàng bán dụng cụ và nguyên liệu làm bánh nhé!
Mách nhỏ: Để bánh không bị tung ra trong lúc chiên, bạn chấm nhẹ thêm 1,2 giọt nước để bột luôn được dính với nhau.
Bước 6:
- Chờ dầu sôi rồi đặt những ống cannoli vào trong nồi. Chiên cho đến khi bánh giòn lại và có màu vàng nâu là được.
Bước 7:
- Khi bánh chín, đừng vội lấy các thanh kim loại ra. Bạn nên chờ cho đến khi bánh nguội hơn rồi hẵng từ từ lấy các thanh này ra.
Bước 8:
- Trộn đường bột và bột ngô lại với nhau. Đun cách thủy kem trên bếp, từ từ khuấy hỗn hợp đường và bột ngô vào. Thêm cả thanh quế tùy ý để tăng thêm mùi hương, sau đó đun cho đến khi hỗn hợp đặc lại.
Bước 9:
- Để hỗn hợp nguội hẳn, sau đó làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh. Khi nhân kem đã lạnh, bạn cho vào túi bắt kem rồi bắt vào phần vỏ bánh đã chuẩn bị sẵn.
Bước 10:
- Để làm bánh thêm hương vị, bạn đắp thêm chocolate chips ở 2 đầu bánh nữa nhé!


Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Lẩu thập cẩm

Nguyên liệu:

- Gà 500g
- Tôm: 300g - Mực: 500g - Ngao 500g - Thịt bò 200g - Đậu phụ: 3 bìa - Rau, nấm tươi, đậu bắp - Trứng lộn: 3 quả
- Ngô ngọt, khoai lang
- Nước dùng xương
- Gia vị: ớt, sa tế, sả, bột canh, mì chính
- Các loại rau xanh như: ngải cứu, rau muống, cải cúc, rau cải ngồng và cà chua
- Bún và mì tôm 
Kết quả hình ảnh cho lẩu thập cẩm"

Chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. 
- Thịt bò thái mỏng; tôm, mực, ngao rửa sạch, mực thái miếng. Tất cả xếp lên đĩa.
- Nấm kim châm, đậu bắp, cà chua, các loại rau cải, rau ngải, rau diếp nhặt rồi rửa sạch và để ráo sau đó xếp ra đĩa.
- Đậu phụ cắt miếng thái mỏng.
Bước 2: Làm nước dùng lẩu thập cẩm
- Phi thơm hành với chút dầu ăn; cho cà chua, sả thái mỏng vào xào sơ.
- Xương heo rửa sạch với muối hạt sau đó chần sơ, rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi hầm lấy nước. Sau khoảng 30-45 phút cho nước dùng ra nồi lẩu, đập 3 quả trứng vịt lộn vào đun nhỏ lửa vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng cùng ít sa tế. Sau đó cho phần cà chua  - sả vừa xào vào đun cùng.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
- Xếp tất cả các đồ ăn lên bàn, nồi lẩu để ở giữa.
- Bật bếp, đun nồi nước dùng cho sôi lại rồi sau đó thả ngao, thịt gà, ngô ngọt, ít nấm vào trước. Khi các nguyên liệu chín rồi mới nhúng rau và các thực phẩm còn lại.

Lưu ý:

Nguyên liệu nhúng lẩu phải tươi, ngon.
- Khi nhúng lẩu, cần đợi các nguyên liệu chín hết rồi mới thưởng thức. Chẳng hạn như nấm, nhiều người có thói quen chỉ nhúng một lát rồi ăn, nấm chưa kịp chín rất độc hại. Cần chờ cho nấm đổi màu sang màu trong hơi đục là được.
Hoặc khi thả thịt gà vào, đợi chín rồi mới nhúng thêm rau và các thực phẩm khác thì ăn mới không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Súp thập cẩm

Nguyên liệu nấu súp thập cẩm

  1. Xương heo
  2. Tôm sú hoặc tôm đất: 1 lạng
  3. Đậu hủ non
  4. Cà rốt: 1 củ
  5. Khoai tây: 1 củ
  6. Hành lá, ngò rí, ớt hiểm
  7. Trứng gà: 2 quả
  8. Đậu hà lan
  9. Bột bắp
  10. Dầu mè
  11. Các loại gia vị
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Chế biến: 

Bước 1: Đầu tiên, để cho cách nấu súp thập cẩm hấp dẫn hơn, bạn nên chuẩn bị một nồi nước hầm xương(gà hoặc heo). Bạn cần bắt một hồi nước lọc khoảng 2 lít, cho một ít muối vào rồi hầm trong khoảng 45 phút, lọc lấy phần nước dùng và bỏ cặn bên dưới.
Bước 2: Hành lá các bạn nhớ cắt phần đầu trắng rồi băm nhỏ, phần còn lại thì xắt để qua một bên cùng với nhò rí thái nhỏ để trang trí. Phần đậu hủ non cho vào chén rồi nghiền nhỏ. Với cà rốt, khoai tây thì bạn thái hạt lựu là xong nhé! Ớt hiểm thì bạn thái lát, nếu không ăn cay được thì bạn có thể thay bằng ớt sừng cho tạo độ hấp dẫn.
Bước 3: Để nấu súp thập cẩm ngọt vị bạn nhớ lựa tôm loại tươi, còn sống để có độ ngọt tự nhiên. Tôm mùa về, cắt đầu và đuôi, lột vỏ, đường chỉ xanh rồi rửa thật sạch rồi băm nhỏ, cho vào tô. Phần tôm này bạn sẽ ướp với đầu hành băm nhuyễn, 1 thìa muối, ½ thìa tiêu bột, 1 thìa hạt nêm, sau đó trộn đều và ướp trong khoảng 10-15 phút vì tôm rất dễ thấm.
Bước 4:   Để bắt đầu công đoạn chính của món súp thập cẩm, bạn cho phần đậu hủ non chung vào tôm, cho tiếp 1 muỗng bột bắp, 1 muỗng  dầu mè, 1 ít lòng trắng trứng gà rồi trộn đều cho đến khi có độ kết dính. Thoa 1 ít dầu vào lòng bàn tay rồi vo phần hỗn hợp thành từng viên nhỏ, sắp xếp ra đĩa.
Bước 5: Phần nước dùng sau khi đã lọc lấy cặn thì bạn bắt lên bếp đun sôi lại, tiếp tục cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào nồi từ cà rốt, khoai tây, tôm viên, đậu Hà lan vào. Để nêm nếm cho món súp thập cẩm, bạn cho 2 thìa hạt nêm cho hương thơm hấp dẫn. Sau đó, đợi cho các nguyên liệu chín hẳn thì bạn cho khoảng 50gram bột ngô đánh đều tay để tan hết trong nước, với phần lòng đỏ trứng gà còn lại bạn cũng đánh tan rồi thực hiện tương tự như bột ngô để tạo vân trưng cho đẹp.
Bước 6: Múc súp ra tô rồi dùng hành ngò để trang trí, như vậy là bạn đã có một tô súp thập cẩm bổ dưỡng để thưởng thức rồi.

Sườn nướng

Sườn nướng là một món ăn phổ biến được chế biến từ một miếng sườn của động vật (thường là sườn lợn hay sườn cừu) với phương pháp nướng. Ở Việt Nam, sườn nướng chủ yếu bằng sườn heo và hay dùng với cơm tấm chan mỡ hành ăn cùng với cà chua, đồ chua và dưa leo, phổ biến trong các quán cơm bụi, được bày bán vào buổi sáng và buổi tối.
Kết quả hình ảnh cho sườn nướng giới thiệu"

Chế biến:

Sườn nướng được chế biến bằng việc chặt nhỏ miếng sườn gồm cả xương và thịt, tiếp đến là giai đoạn tẩm gia vị để miếng sườn thấm đều gia vị (ướp sườn với tương ớt, mật ong, bột nêm, tỏi, hành, nước tương, dầu ăn) sau đến là công đoạn nướng. Có thể nướng bằng vỉ hoặc kẹp sườn để nướng. Thời gian nướng vừa đủ để miếng sườn chín đều và không quá cháy, miếng sườn ngon nhất khi có màu vàng bóng (của dầu mỡ) và chín đều cả hai bên. Sườn nướng có thể nướng với nhiều gia vị khác như mật ong hay sả.
Sườn nướng là món ăn được yêu thích của nhiều gia đình bởi hương vị thơm ngon, đậm đà của thịt. Tuy nhiên, sườn khi nướng nhiều khi lại khô, chắc, không ngon. Do vậy, để sườn nướng muốn ngon có thể có nhiều cách, nhưng trước hết không ướp sườn với muối, chỉ ướp nước tương hoặc nước mắm. Khi nướng, không ấn miếng thịt mà phải để cho thịt chín tự nhiên và thường xuyên phết nước ướp lên sườn, tránh trở nhiều lần.
Ngoài ra còn có kỹ thuật nướng hai lần. Lần đầu nướng sơ rồi cho trở lại vào nước ướp, thỉnh thoảng trở cho sườn thấm. Khi gần ăn mới lấy ra nướng lại cho sườn chín hẳn. Trong khi nướng chỉ nên để lửa nhỏ vừa, chú ý là khi nướng thịt thì phải trở đều các mặt và thoa thêm chút ít dầu ăn ở mỗi bên thịt để thịt không bị khô.[1]
Đạt chất lượng khi miếng sườn nướng màu vàng hấp dẫn và hương vị thơm ngon,[2] sườn nướng phải mềm mại, có chút cay.[3] Ngoài ra có món sườn nướng kiểu Hàn Quốc có nhiều ưu điểm: làm rất đơn giản, thời gian chuẩn bị không nhiều.

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Our Team Memebers